Theo thống kê, nam giới có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao gấp 3 lần nữ giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ lệ phụ nữ mắc sỏi thận có xu hướng tăng nhanh và không có dấu hiệu suy giảm. Do đó, tất cả các chị em phụ nữ không được chủ quan mà cần trang bị cho mình kiến thức để phòng tránh bệnh sỏi thận kịp thời.
1. Bệnh sỏi thận ở nữ giới nguy hiểm đến đâu?
Mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận nhiều hay ít còn phụ thuộc vào kích thước và vị trí của viên sỏi. Đặc biệt, đối với bệnh này các triệu chứng không mấy rõ ràng, chị em thường dễ nhầm lẫn với bệnh khác nên không được điều trị sớm, dẫn đến rất nhiều biến chứng tai hại.
Sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu
Sỏi thường hình thành ở đài thận, bể thận nhưng chúng có xu hướng di chuyển đến niệu quản, niệu đạo theo đường nước tiểu, gây ra tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau quặn thận kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt của các chị em.
Làm nhiễm khuẩn đường niệu.
Khi sỏi thận ở lâu trong cơ thể sẽ trở thành nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn gây hại. Sau đó, các loại vi khuẩn gây hại này sinh sôi, làm nhiễm trùng thận và các nơi xung quanh (đường tiết niệu, bàng quang).
Không chỉ vậy, những viên sỏi mang hình thù sắc nhọn khi di chuyển sẽ cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây tổn thương thận, niệu quản, gây viêm bể thận, xơ thận, teo thận…
Gây suy thận
Sỏi làm cho nước tiểu bị ứ trệ ở thận. Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ gây chèn ép vào nhu mô thận. Hậu quả dẫn tới chức năng thận bị suy giảm hoặc có thể mất hoàn toàn.
Khiến thai phụ sinh non
Trong thời kỳ mang thai các chị em thường có nguy cơ cao mắc sỏi thận. Bệnh sỏi thận mặc dù không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nó khiến mẹ bầu gặp nhiều bất tiện. Đặc biệt là khi sỏi phát triển sẽ gây đau buốt, đái rắt, nhiễm trùng… Có một số ít trường hợp còn gây đau bụng dữ dội khiến thai phụ sinh non. Do đó, thai phụ cần chú ý đến những bất thường về sức khỏe để phòng tránh kịp thời.
Vỡ thận – Mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh sỏi thận
Đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân là do cấu tạo vách thận rất mỏng. Khi nước bị ứ lại ở thận lâu ngày sẽ gây ra sưng viêm, phù nề. Tình trạng này kéo dài dẫn tới vách thận phải chịu áp lực quá lớn. Kết quả cuối cùng chính là vỡ thận.
2. Bệnh sỏi thận ở nữ biểu hiện thế nào?
2.1. Các cơn đau là dấu hiệu điển hình của bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận ở nữ có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Nhưng điển hình nhất là các cơn đau quặn thận, thường là đau lưng hoặc là đau ở bên thận có sỏi. Sau đó lan dần đến vùng dạ dày và vùng háng, có thể lan sang cả phận sinh dục.
2.2. Thường xuyên buồn đi tiểu
Biểu hiện hay gặp thứ 2 là đi tiểu nhiều lần. Khi có sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu. Tuy nhiên, lượng nước tiểu mỗi lần đi lại rất ít. Hiện tượng này xảy ra do viên sỏi kích thích cơ trơn bàng quang gây co thắt, tạo ra cảm giác buồn tiểu.
2.3. Sỏi thận khiến màu sắc của nước tiểu bất thường
Nếu các chị em nhận thấy nước tiểu của mình có màu đục và có cặn như đám mây thì rất có thể bạn đã bị bệnh sỏi thận “nhòm ngó”. Đặc biệt, nếu trong nước tiểu có máu các chị em phụ nữ cần nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức vì đây là một biểu hiệu của nhiễm trùng. Nhiễm trùng thường kèm theo các biểu hiện ra bên ngoài như như sốt, ớn lạnh và buồn nôn.
3. Bệnh Sỏi Thận ở nữ giới bắt nguồn từ đâu?
3.1 Chế độ ăn uống
Uống nước ít là một trong số các nguyên nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc hình thành sỏi. Ngoài ra chế độ ăn uống kém hợp lý như việc ăn mặn, thường xuyên ăn các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh hoặc chế độ ăn thiếu calci và thừa oxalate cũng tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
3.2 Thói quen sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của mỗi người. Những người có thói quen nhịn ăn sáng, thường xuyên nhịn tiểu hoặc có lối sống ít vận động, thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.
3.3 Sử dụng thuốc không theo đúng chỉ định của bác sĩ
Vitamin C luôn được các chị em ưa thích bởi tác dụng tuyệt vời của nó trong làm đẹp. Tuy nhiên việc lạm dụng vitamin C sẽ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường. như đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy hay buồn nôn. Thậm chí trong một số trường hợp, còn dẫn tới việc hình thành sỏi thận, sỏi niệu.
Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc kháng sinh kéo dài hoặc các loại thuốc nhuận tràng cũng làm tăng nguy cơ gây sỏi thận.
3.4. Quá trình mang thai cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận
Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học tại Mayo Clinic – Hoa Kỳ, kết quả sau khi phân tích trên hồ sơ bệnh án của 3000 phụ nữ từ năm 1984 – 2012 cho thấy mang thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận có triệu chứng lần đầu và sau sinh 1 năm. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng, bệnh sỏi thận có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu đến chuyển dạ/sinh non và sẩy thai.
3.5 Bệnh sỏi thận còn do các nguyên nhân khác
Dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu làm cho nước tiểu bị lắng đọng không đào thải được hết ra bên ngoài gây ra việc hình thành sỏi. Sự tái đi tái lại do nhiễm trùng đường niệu là môi trường để vi khuẩn phát triển gây ra việc hình thành mủ và lắng đọng cặn, từ đó hình thành sỏi.
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì bệnh còn hay gặp ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó, nằm một chỗ, yếu tố di truyền, tiền sử gia đình có người bị sỏi thận.
4. Vậy làm sao để sỏi thận tránh xa?
Từ những nguyên nhân trên ta có thể thấy, việc tập luyện thói quen sống lành mạnh là cách hiệu quả và dễ thực hiện nhất để ngăn ngừa sỏi “ghé thăm”. Do đó:
4.1. Cần uống đủ nước:
Mọi người đều biết nước rất quan trọng đối với cơ thể. Nước không chỉ giúp máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất. Do đó, việc uống đủ nước sẽ giúp thải trừ các chất cặn bã, ngăn ngừa hình thành sỏi.
Theo các chuyên gia, bạn nên uống trung bình 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Tùy theo tính chất công việc và đặc điểm thời tiết mà lượng nước nạp vào có thể tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, chị em cần chú ý đến màu sắc của nước tiểu – nước tiểu phải trong hoặc vàng nhạt. Nếu nước tiểu ít và đậm màu thì các chị em cần uống thêm nước.
4.2 Ăn uống lành mạnh
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày các chị em nên chú ý ăn nhạt và tránh ăn quá nhiều các loại đồ ăn nhanh.
Nên ăn nhiều rau, hoa quả, trái cây và hạn chế thịt động vật (như lợn, gà, bò,..) để giúp giảm bớt lượng axit trong cơ thể – nguyên nhân tạo thành sỏi.
Hạn chế các loại thực phẩm giàu oxalat: tránh ăn các loại hạt cũng như các loại đậu. Sô cô la, cacao, trà cũng là những thực phẩm có hàm lượng oxalat cao
Mặc dù việc rèn luyện lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên khi áp dụng các phương pháp nêu cũng không thể chắc chắn rằng bạn sẽ tránh xa sỏi thận hoàn toàn. Do đó việc sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược để bảo vệ thận cũng như ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn.
UROLESAN là sản phẩm nhập khẩu từ châu Âu với thành phần thảo dược lành tính, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tác động hỗ trợ lợi tiểu, hạn chế hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu.