Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị.

Theo thống kê, tỷ lệ bị nhiễm trùng tiểu ở trẻ khi lên 5 tuổi là từ 2-8%. Đồng thời, những triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nhỏ thường rất khó phát hiện. Điều này có thể dẫn đến những nguy cơ nhiễm trùng thận nguy hiểm cho bé. Vậy làm thế nào để bảo vệ bé yêu của bạn khỏi bệnh lý này? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là gì?

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là hiện tượng vi khuẩn từ phân hoặc da của trẻ xâm nhập vào đường tiết niệu và phát triển thành bệnh. Các loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu như:

  • Niệu quản, có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang
  • Niệu đạo, đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể
  • Thận, nơi lọc chất thải và nước thừa ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu
  • Bàng quang, nơi lưu trữ nước tiểu

Trong đó, các bé gái có nhiều nguy bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơn bé trai do có niệu đạo ngắn hơn, nên vi khuẩn từ hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nhỏ

Nước tiểu thông thường là vô trùng. Nhưng, trên cơ thể trẻ thường tồn tại rất nhiều vi khuẩn, nhất là ở trên da và khu vực trực tràng, hậu môn. Đôi khi vi khuẩn có thể di chuyển vào niệu đạo, bàng quang… Khi điều này xảy ra, hệ tiết niệu của bé sẽ bị vi khuẩn tấn công gây nên nhiễm trùng đường tiểu.

Có 2 loại nhiễm trùng tiểu cơ bản:

  • Nhiễm trùng bàng quang: còn được gọi là viêm bàng quang, tình trạng này có thể gây sưng và đau ở bàng quang.
  • Nhiễm trùng thận: nếu vi khuẩn đi lên từ bàng quang qua niệu quản đến thận gây nhiễm trùng thận được gọi là viêm bể thận. Nhiễm trùng thận nghiêm trọng hơn nhiễm trùng bàng quang và có thể gây hại cho thận, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu thường gặp khi nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ

Ở trẻ lớn, các triệu chứng thường rõ ràng, điển hình như đau bụng dưới, lưng hoặc bên hông và bé có nhu cầu đi tiểu gấp hoặc thường xuyên hơn. Một số trẻ sẽ mất kiểm soát bàng quang và có thể làm ướt giường. Thậm chí, bạn có thể nhìn thấy máu lẫn trong nước tiểu và/hoặc nước tiểu có màu hồng.

Với trẻ nhỏ hơn, bố mẹ cần phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn mới có thể nhận ra tình trạng bất thường. Đơn cử, trẻ sơ sinh có thể có các triệu chứng tổng quát và dễ nhầm lẫn như quấy khóc, bỏ bữa hoặc sốt.

Các triệu chứng khác của nhiễm trùng tiểu bao gồm:

  • Nóng hoặc đau rát khi trẻ đi tiểu
  • Đi tiểu có mùi hôi hoặc đục
  • Trẻ đi tiểu gấp nhưng chỉ có vài giọt
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy

Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ thường sẽ chỉ định đơn thuốc điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh để ngăn ngừa tổn thương thận. Tùy theo loại vi khuẩn và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, các chuyên gia tiết niệu sẽ xác định loại kháng sinh và thời gian điều trị phù hợp. 

Ngoài ra, có thể kết hợp một số sản phẩm thảo dược an toàn và hiệu quả cho trẻ. Đi đầu dòng sản phẩm chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Urolesan. 

Sản phẩm Urolesan được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, có tác dụng kháng khuẩn, giúp giảm nhanh hiệu quả các triệu chứng viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, đã được tin dùng bởi hơn 20 triệu bệnh nhân ở Ukraine, Nga,…suốt 40 năm qua.

Urolesan với sự kết hợp độc đáo giữa 5 thành phần tự nhiên bao gồm: Bạc hà, Hub-long, Thông bạch linh sam, Bạc hà Oregano, Cà rốt dại với thành phần là các chất kháng sinh tự nhiên giúp chống lại nhiều chủng vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu, kể cả một số chủng kháng thuốc.

Sản phẩm với 2 dạng dùng tiện dụng: dạng hộp 40 viên nang cứng và dạng lọ dung dịch 25 ml giúp trẻ có thể dễ dàng hấp thu tinh chất.

Urolesan lựa chọn phù hợp nhất cho trẻ bị viêm nhiễm đường tiết niệu được phân phối độc quyền bởi công ty cổ phần y dược ADK. Gọi ngay tổng đài 0888 31 2525 (miễn cước) hoặc truy cập website: urolesan.vn để được tư vấn và hướng dẫn đặt hàng.

Share

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

top