Bạn có bị đau rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi, có mủ hoặc thậm chí có máu không? Nếu bạn đang gặp các biểu hiện này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây, vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là gì?
Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn (thường từ da hoặc trực tràng), xâm nhập vào niệu đạo và lây nhiễm qua đường tiết niệu. Viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận của đường tiết niệu. Trong đó, phổ biến nhất là nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang).
Nhiễm trùng thận (viêm bể thận) là một loại nhiễm trùng tiết niệu. Tình trạng này ít phổ biến hơn, nhưng nghiêm trọng hơn nhiễm trùng bàng quang.
Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu phổ biến hơn ở nữ, vì niệu đạo của nữ ngắn và gần trực tràng hơn nam. Tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu bao gồm:
- Quan hệ tình dục
- Sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo
- Thay đổi nội tiết khiến cơ thể thay đổi và dễ nhiễm khuẩn
- Thai kỳ
- Tuổi tác
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Vệ sinh sau khi đi đại tiện sai cách
Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu
Một số triệu chứng điển hình của viêm bàng quang bao gồm:
- Đau rát khi đi tiểu
- Đi tiểu thường xuyên
- Cảm thấy cần đi tiểu ngay mặc dù bàng quang trống rỗng
- Nước tiểu có mùi hôi, có mủ hoặc máu
- Tức vùng bụng dưới
Một số triệu chứng của viêm bể thận như:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đau lưng dưới hoặc đau một bên lưng
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
Đối với trẻ nhỏ, các triệu chứng nhiễm trùng thường khó nhận biết hơn. Sốt là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng tiểu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Khi nào cần đi khám?
Nhiễm trùng tiết niệu được phát hiện sớm, có thể điều trị bằng thuốc kê đơn, kết hợp với thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng hơn, phải điều trị ở bệnh viện.
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Chuyên gia y tế sẽ kiểm tra và làm một số xét nghiệm để chẩn đoán, như:
- Khai thác triệu chứng
- Tiền sử bệnh
- Làm các xét nghiệm chỉ số nước tiểu
Nhiễm trùng tiết niệu gây ra bởi vi khuẩn, vì thế kháng sinh được sử dụng trong đơn thuốc điều trị.
Đôi khi các bệnh bệnh lây qua đường tình dục cũng có các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng tiểu.
Lưu ý trong khi điều trị:
- Hãy sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Không tự ý thay đổi thuốc, không dùng chung thuốc điều trị viêm tiết niệu với người khác.
- Nếu viêm đường tiết niệu tái lại, không sử dụng đơn thuốc đã dùng trước đó.
- Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả, rau xanh. Kết hợp chế độ luyện tập hợp lý.
Phòng tránh
Bạn có thể phòng tránh viêm tiết niệu bằng cách làm như sau:
- Đi tiểu ngay sau khi quan hệ.
- Uống đủ nước
- Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bằng bồn.
- Hạn chế tối đa việc thụt rửa, xịt, hoặc bột vào vùng sinh dục.
- Dạy bé gái khi tập ngồi bô lau từ trước ra sau.
- Giữ vệ sinh vùng kín.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về viêm đường tiết niệu, bạn hãy để lại bình luận bên dưới hoặc gọi trực tiếp vào hotline 0888 31 2525 để được tư vấn miễn phí từ các nhân viên y tế.
Bài viết tham khảo tại: Urinary Tract Infection
Có thể bạn quan tâm Urolesan và những điều cần biết