[Tư vấn trực tuyến] BS Diêm Thị Thanh Thuỷ – Trưởng khoa khám Sản tự nguyện, BV Phụ Sản Hà Nội


Urolesan kết hợp cùng Báo Sức khoẻ & Đời sống tổ chức chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề “
Viêm đường tiết niệu: Nguy cơ và giải pháp” vào lúc 15h00, thứ Sáu ngày 31/12/2021. Khán giả được tư vấn trực tiếp qua chương trình bởi BS Bác sĩ Diêm Thị Thanh Thuỷ – Trưởng khoa khám Sản tự nguyện, BV Phụ Sản Hà Nội

Bác sĩ Diêm Thị Thanh Thuỷ
Trưởng khoa khám Sản tự nguyện, BV Phụ Sản Hà Nội
Bác sĩ Diêm Thị Thanh Thuỷ
Trưởng khoa khám Sản tự nguyện, BV Phụ Sản Hà Nội

MC toasoan@suckhoedoisong.vn • 15:11 31/12/2021

Viêm đường tiết niệu là bệnh xảy ra ở cả hai giới, nhưng khả năng mắc bệnh và tỉ lệ tái phát ở chị em lại cao hơn so với nam giới. BS. Diêm Thị Thanh Thuỷ giải thích nguyên nhân vấn đề này do đâu?

BS. Diêm Thị Thanh Thuỷ

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới thường hay bị đái buốt. Ở phụ nữ, do cấu trúc đường tiểu, đường sinh dục và hậu môn gần nhau nên rất dễ viêm nhiễm đường tiết niệu.

Âm đạo phụ nữ rộng, sâu, nhiều nếp gấp vào trong nên dễ nhiễm vi khuẩn. Âm đạo thực sự phải sâu tới 18-20cm. Chỉ cần ngóc ngách còn vi khuẩn là viêm nhiễm dễ tái phát.

Khi quan hệ tình dục, phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm. Đối với đàn ông dễ vệ sinh hơn phụ nữ. Do cấu tạo cơ quan sinh dục của phụ nữ sâu vào trong, nhiều ngóc ngách khó vệ sinh nên phụ nữ rất dễ bị viêm và tái phát.


MC toasoan@suckhoedoisong.vn • 15:24 31/12/2021

Đối với chị em phụ nữ thì có lưu ý đặc biệt để nhận biết viêm đường tiết niệu không thưa BS Thủy? Phân biệt viêm âm đạo và viêm niệu đạo thế nào? Thưa BS Thủy, dấu hiệu nào có thể nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu ở chị em phụ nữ?

BS. Diêm Thị Thanh Thuỷ

Đa số dấu hiệu viêm niệu ở đàn ông mạnh, ở phụ nữ lại âm thầm. Tuy nhiên, chị em phụ nữ thường quan tâm tới việc đi khám nhiều hơn. Chồng hay giấu bệnh, vợ thì tự nguyện đi khám hơn.

Trong nhiều trường hợp, phải điều trị cho cả vợ và chồng. Tuy nhiên, đây là vấn đề tế nhị. Có trường hợp người vợ bị viêm ổ mủ rất lớn. Có trường hợp trong ổ bụng viêm như mạng nhện do nhiễm khuẩn chlamydia.

Nhiều khi nhiều người chỉ nghĩ đơn giản mà không đi khám sớm, đến khi điều trị thì có trường hợp ổ mủ đã to bằng cái cốc.

Viêm ổ mủ là từ đường tiết niệu xuống chứ không phải âm đạo. Nhiều khi điều trị sản điều trị cả tiết niệu và âm đạo luôn. Và còn điều trị cả hai vợ chồng luôn.


MC toasoan@suckhoedoisong.vn • 15:29 31/12/2021

Viêm đường tiết niệu được biết đến là bệnh có tỉ lệ tái phát cao. Xin hỏi bác sĩ Thuỷ, những biến chứng và tác hại của viêm nhiễm đường tiết niệu?

BS. Diêm Thị Thanh Thuỷ

Đa số vô sinh do tắc vòi trứng là do viêm nhiễm. Vòi trứng ít khi tắc, do dị dạng ít, chủ yếu do viêm nhiễm.

Viêm nhiễm sinh dục có thể gây vô sinh nhiều. Đa phần thụ tinh nhân tạo ở phụ nữ bị tắc cả 2 vòi trứng do viêm nhiễm.

Phải thông vòi trứng thì mới thụ thai được.

Viêm mủ vòi trứng và tắc vòi trứng do viêm nhiễm đường sinh dục nhiều. Sản khoa và tiết niệu cần kết hợp với nhau.

Trong nhiều trường hơp, phải điều trị cho cả vợ và chồng do các bệnh lây qua đường tình dục.

Viêm niệu đạo còn gây ám ảnh về tâm lý và tinh thần. Cuộc sống và hạnh phúc gia đình bị đảo lộn.


MC toasoan@suckhoedoisong.vn • 16:0 31/12/2021

Đối với chị em phụ nữ, bác sĩ Thủy có lời khuyên gì giúp chị em phòng nguy cơ tái phát bệnh không?

BS. Diêm Thị Thanh Thuỷ

Phụ nữ quan tâm đến sức khỏe hơn. Khi bị viêm nhiễm thường cảm thấy rất khó chịu nên dễ chấp nhận điều trị hơn. Tuy nhiên có những người không chịu đi khám. Khi có biểu hiện đái buốt tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh uống dẫn tới kháng thuốc. Và điều này làm cho bệnh khó khỏi.

Viêm đường tiết niệu và viêm đường sinh học hay đi kèm với nhau. Vì vậy phải điều trị cả hai.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, việc đóng băng vệ sinh càng dễ gây viêm đường tiết niệu.

Trong quan hệ tình dục, tư thế không phù hợp cũng có thể gây viêm đường niệu đạo. Có trường hợp, cần phải thay đổi tư thế quan hệ tình dục cho phù hợp.

Uống quá ít nước, tiểu đặc cũng gây viêm nhiễm.

Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Sau quan hệ, đi tiểu là biện pháp để đào thải vi khuẩn.

Các cháu bé lớn bây giờ viêm đường tiết niệu và viêm đường sinh dục nhiều đa số do chế độ ăn. Do không chịu uống nước, ăn quá nhiều thịt, lười ăn rau. Lười uống nước khiến nước tiểu đậm đặc, không đào thải được vi khuẩn ra nhiều.

Có trường hợp học sinh nhịn tiểu ở trường, không chịu uống nước dẫn đến viêm đường tiết niệu.

Đối với phụ nữ, không nên mặc quần áo chật, nên mặc quần áo rộng rãi, uống nhiều nước để phòng bệnh đường tiết niệu.


MC toasoan@suckhoedoisong.vn • 15:45 31/12/2021

Với những biểu hiện sớm của viêm đường tiết niệu thì chị em phụ nữ có thể tự điều trị ở nhà bằng sản phẩm thảo dược được không, thưa bác sĩ?

BS. Diêm Thị Thanh Thuỷ

Bác sĩ Sản hay gặp bệnh nhân có thai. Khi mang thai dễ viêm nhiễm đường tiết niệu. Nếu nhiễm khuẩn thì phải uống kháng sinh.

Nếu do chế độ ăn uống sinh hoạt thì có thể phòng ngừa nhờ các liệu pháp thảo dược. Còn nếu viêm nhiễm thì cần phải uống kháng sinh.

Để phòng ngừa, thì chúng tôi ưu tiên các biện pháp đông y như uống nước râu ngô, mã đề đối với các trường hợp nước tiểu đậm đặc. Đào thải qua đường tiết niệu là cách để đào thải độc tố.


Nguyễn Minh Thúy Nguyen_Minh_Thuy@gmail.com • 15:49 31/12/2021 – Địa chỉ: Hà Nội

Thời gian gần đây, tôi thường đi tiểu rất nhiều lần, nhưng mỗi lần đi ít và bị cảm giác đau rát, rất xót ở vùng kín khi đi tiểu và rất ngại quan hệ vợ chồng. Tôi cũng thường bị đau, căng tức bụng dưới, đau lưng. Xin hỏi BS Thủy, các vấn đề như của tôi thì có thể là viêm tiết niệu hay viêm âm đạo? Tôi nên khám ở đâu?

BS. Diêm Thị Thanh Thuỷ

Chắc chắn là bạn bị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, viêm nhiễm âm đạo và đường tiết niệu thường đi đôi với nhau. Ngại quan hệ tình dục là biểu hiện của viêm âm đạo. BS. Khoa sản thường sẽ điều trị cả hai. Bởi âm đạo chỉ cách đường tiết niệu có 1-2cm thôi.

Triệu chứng âm thầm, tiến triển. Vì vậy, khi có biểu hiện bất thường nên đi khám sản, hoặc khám tiết niệu. Chứ không tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về uống sẽ khiến bác sĩ khó theo dõi, điều trị.


Lê Nhật Anh nhat_anh_le**@hotmail.com • 16:1 31/12/2021 – Địa chỉ: Hà Nội

Tôi chưa có gia đình, bị viêm đường tiết niệu lần đầu các đây khoảng 4 năm, và thi thoảng lại bị tái phát dù tôi giữ gìn vệ sinh rất cẩn thận. Xin hỏi bác sĩ việc này có phải do cơ địa không, và có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh nở sau này khi tôi lập gia đình? Tôi nên làm gì?

BS. Diêm Thị Thanh Thuỷ

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em dưới 18 tuổi chiếm khoảng 11%, chủ yếu do lối sống. Do các cháu ít uống nước, không chịu ăn rau, và do thói quen vệ sinh kém. Có những em đái buốt chụp chiếu đủ thứ nhưng không tìm ra. Cứ khoảng vài tháng lại đái buốt, kiểm tra không thấy vi khuẩn. Vì vậy, cách ăn uống, chế độ ăn uống lành mạnh quan trọng giúp đường tiết niệu thông thoáng.

Khi vệ sinh vùng kín, phải rửa từ trước ra sau, chứ không rửa từ sau ra trước vô tình làm vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo. Có người còn bị giun kim thâm nhập âm đạo. Có người ngâm nước muối bằng chậu ngâm khiến viêm mạc đường sinh dục bị tổn thương. Khi ngâm chậu cũng có thể khiến vi khuẩn từ hậu môn thâm nhập vào đường âm đạo. Vì vậy cần vệ sinh đúng cách:

  • Em bé cần được dạy cách vệ sinh, tắm đúng cách để tránh viêm nhiễm.
  • Đối với các bà bầu được hướng dẫn cách tắm đứng.

Nguyễn Mai Hồng Mai_Hong_Nguyen**@gmail.com • 16:8 31/12/2021 – Địa chỉ: Hà Nam

Tôi mới sinh được 2 tuần, và có dấu hiệu bị viêm đường tiết niệu. Có cách nào để cải thiện tình trạng này? Tôi được mách uống nước râu ngô, như vậy có ảnh hưởng gì đến sữa cho em bé bú không, thưa bác sĩ?

BS. Diêm Thị Thanh Thuỷ

Mới sinh sau 2 tuần, dễ viêm nhiễm là chuyện bình thường. Người phụ nữ sau sinh thường dễ viêm nhiễm. Sau khi đỡ đẻ phải thông tiểu, có thể khiến viêm nhiễm dễ hơn. Có trường hợp đầu em bé ra chèn vào bàng quang, niệu đạo nên dễ gây ra viêm nhiễm.

Khi cắt, khâu vùng dưới mà không vệ sinh tốt dễ viêm nhiễm.

Một số bà đẻ ăn kiêng, hạn chế uống nước thì không thể đủ sữa cho con được. Bà mẹ sau sinh mất nước nhiều do cho con bú sữa.

Phụ nữ sau sinh vừa tổn thương sau khi sinh em bé, thiếu nước dễ sinh ra viêm đường tiết niệu. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể uống râu ngô, mã đề để lợi tiểu, thông đường tiết niệu. Và phải uống đủ nước.

Ngoài ra, có thể dùng các bài thuốc đông y như râu ngô, mã đề, nhưng vẫn phải uống nước đầy đủ. Khi thận bà mẹ tốt, còn tốt cho em bé.


Mong rằng những giải đáp từ chuyên gia Diêm Thị Thanh Thuỷ – Trưởng khoa khám Sản tự nguyện, BV Phụ Sản Hà Nội đã giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về tình trạng viêm đường tiết niệu, cũng như nhận biết dấu hiệu sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời giúp bảo vệ sức khỏe, phòng viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu. Để được tư vấn Miễn Phí về các bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, vui lòng liên hệ Hotline: 0818322525.

Share

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

top