[Tư vấn trực tuyến] BS Nguyễn Thế Lương – Phó Giám đốc viện Thận Hà Nội

Urolesan kết hợp cùng Báo Sức khoẻ & Đời sống tổ chức chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề “Viêm đường tiết niệu: Nguy cơ và giải pháp” vào lúc 15h00, thứ Sáu ngày 31/12/2021. Khán giả được tư vấn trực tiếp qua chương trình bởi BS Nguyễn Thế Lương – Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội.

BS Nguyễn Thế Lương - Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội.
BS Nguyễn Thế Lương – Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội.

MC toasoan@suckhoedoisong.vn • 15:17 31/12/2021

Viêm đường tiết niệu có lẽ là căn bệnh không xa lạ với nhiều người. Câu hỏi đầu tiên, xin mời BS. Nguyễn Thế Lương thông tin khái quát bệnh viêm đường tiết niệu là gì, và những nguyên nhân nào dẫn đến mắc viêm đường tiết niệu?

Bác sĩ Nguyễn Thế Lương - PGĐ BV Thận Hà Nội BS. Nguyễn Thế Lương

Dấu hiệu của viêm đường tiết niệu, đầu tiên xuất hiện nóng rát, rối loạn tiểu (tiểu nhiều lần, tiểu gấp, màu nước tiểu thay đổi có thể vàng sậm, tiểu ra máu), sốt hạch vùng bẹn. Một số trường hợp phát hiện sau việc quan hệ tình dục không được bảo vệ…

Rất khó để bệnh nhân vượt qua sự ngại ngùng để đi khám bác sĩ chuyên khoa. Phần lớn người bênh khi bị nhiễm bệnh thường là hỏi hỏi người quen hoặc search mạng để tự tìm cách chữa trị.


MC toasoan@suckhoedoisong.vn • 15:24 31/12/2021

Triệu chứng nhận biết của bệnh viêm đường tiết niệu cụ thể qua từng giai đoạn bệnh ra sao thưa bác sĩ Lương? Khi nào người bệnh cần đi khám và điều trị?

Bác sĩ Nguyễn Thế Lương - PGĐ BV Thận Hà Nội BS. Nguyễn Thế Lương

Dấu hiệu của viêm đường tiết niệu, đầu tiên xuất hiện nóng rát, rối loạn tiểu (tiểu nhiều lần, tiểu gấp, màu nước tiểu thay đổi có thể vàng sậm, tiểu ra máu), sốt hạch vùng bẹn. Một số trường hợp phát hiện sau việc quan hệ tình dục không được bảo vệ…

Rất khó để bệnh nhân vượt qua sự ngại ngùng để đi khám bác sĩ chuyên khoa. Phần lớn người bênh khi bị nhiễm bệnh thường là hỏi hỏi người quen hoặc search mạng để tự tìm cách chữa trị.


MC toasoan@suckhoedoisong.vn • 15:24 31/12/2021

Nói đến viêm đường tiết niệu, có lẽ không chỉ dừng lại ở sự đau rát, khó chịu, tiểu rắt, tiểu bí, tiểu khó đúng không thưa bác sĩ Lương? Xin hỏi bác sĩ, mức độ nguy hiểm của bệnh viêm đường tiết niệu thế nào, bệnh có thể gây ra những biến chứng gì?

Bác sĩ Nguyễn Thế Lương - PGĐ BV Thận Hà Nội BS. Nguyễn Thế Lương

Trong nhiều trường hợp đến khám, bác sĩ thường khuyên nam giới nói chuyện với vợ để có hướng điều trị tiếp, tuy nhiên nhiều trường hợp e sợ không dám nói với vợ, yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc về tự dùng.

Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị đúng có thể  dẫn đến nhiễm khuẩn tái phát, chuyển từ cấp tính sang mãn tính, hoặc bệnh có thể tự ngược dòng từ niệu đạo lên bàng quan, niệu quản, thận.

Ở nam giới, đường tiểu lại chung với đường sinh dục, nếu không chữa trị đúng cách để lâu ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh sản, có thể dẫn đến vô sinh hoặc nặng nề hơn có thể bị nhiễm trùng máu, gây tử vong ở người bệnh.


MC toasoan@suckhoedoisong.vn • 15:53 31/12/2021

Viêm đường tiết niệu được biết đến là bệnh có tỉ lệ tái phát cao. Xin hỏi bác sĩ Lương, bệnh cần điều trị thế nào để dứt điểm và tránh tái phát?

Bác sĩ Nguyễn Thế Lương - PGĐ BV Thận Hà Nội BS. Nguyễn Thế Lương

Thường các bác sĩ sẽ tư vấn để bệnh nhân thay đổi lối sống lành mạnh để phòng tránh nhiễm đường tiết niệu, một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả như uống đủ nước hay sử dụng yếu tố thiên nhiên gây lợi tiểu để tốt cho quá trình điều trị.

Các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị không để bệnh nhân nhanh chóng rút được triệu chứng khó chịu.

Bệnh viêm niệu đạo mãn cần thời điều trị kháng sinh dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì. Tuy nhiên nhiều trường hợp trong một tuần không thấy giảm triệu chứng là dừng liệu trình, sau đó là đi khám bác sĩ mới và lại tiếp tục liệu trình mới cứ như vậy sẽ rất khó khỏi bệnh.  Do vậy, trước khi kê thuốc các bác sĩ phải dặn dò trước và yêu cầu bệnh nhân kiên trì liều trình điều trị.


MC toasoan@suckhoedoisong.vn • 16:00 31/12/2021

BS. Lương có thể bổ sung về nguy cơ bệnh đường tiết niệu do lối sống. Cách loại trừ yếu tố nguy cơ?

Bác sĩ Nguyễn Thế Lương - PGĐ BV Thận Hà Nội BS. Nguyễn Thế Lương

Ngày nay công nghệ thông tin phát triển, có rất nhiều cách để tìm hiểu cách phòng tránh, các bác sĩ cứ nghĩ tỷ lệ mắc bệnh qua đường tình dục giảm, tuy nhiên không phải. Tỷ lệ mắc bệnh vẫn rất cao.

Nhiều bạn trẻ bệnh lây truyền tình dục do quan hệ tình dục sớm, có nhiều trường hợp ở lần quan hệ đầu tiên đã bị lây bệnh, bệnh lây truyền tình dục ảnh hưởng qua đường tiết niệu rất nhiều, do vậy cần có ý thức bảo vệ để loại bỏ các yếu tố nguy cơ. 


MC toasoan@suckhoedoisong.vn • 16:04 31/12/2021

Dân gian có lời khuyên như uống nhiều nước, tốt nhất là nước lọc, nước râu ngô, bông mã đề,… để lợi tiểu và phòng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu. Điều này có đúng không, thưa BS Lương?

Bác sĩ Nguyễn Thế Lương - PGĐ BV Thận Hà Nội BS. Nguyễn Thế Lương

Các loại thảo dược vừa kể có tác dụng lợi tiểu nhất định, bên cạnh đó cũng có tính kháng khuẩn nhờ tinh dầu. Các loại thảo dược này giúp giảm nhanh triệu chứng, tăng hiệu quả trong việc sử dụng kháng sinh và hiệu quả điều trị.

Trong quá trình điều trị các bác sĩ cũng sử dụng các hoạt chất vừa nêu để kê cho bệnh nhân.


Trần Trung Hòa trantrunghoa**@gmail.com • 16:11 31/12/2021

Viêm đường tiết niệu có nên quan hệ không, nếu phải kiêng thì nên kiêng trong bao lâu thưa bác sĩ Lương?

Bác sĩ Nguyễn Thế Lương - PGĐ BV Thận Hà Nội BS. Nguyễn Thế Lương

Kể cả nam giới và nữ hệ thống tiết niệu và sinh dục gần nhau, nam giới có đoạn chung nhau. Khi điều trị đường tiết niệu phải điều trị cả đường sinh dục.

Do vậy trong quá trình điều trị các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân không nên quan hệ tình dục, nếu có quan hệ phải sử dụng biện pháp an toàn.

Trong quá trình điều trị, chúng tôi thường khuyên bệnh nhân đưa cả vợ đi khám, vì nếu bệnh nhân điều trị khỏi mà vợ không điều trị cũng khiến chồng bị nhiễm lại.

Hoặc có những trường hợp đã điều trị khỏi nhưng sau khi đi công tác về lại nhiễm lại, do vậy cần phải có quan hệ tình dục an toàn.


Nguyễn Tuấn Mạnh manh_tuan_nguyen80@yahoo.co.uk • 16:26 31/12/2021 – Địa chỉ: Hà Đông, Hà Nội

Tôi là nam giới, 42 tuổi. Tôi thỉnh thoảng bị tiểu buốt, kèm đau lưng, đau tức bàng quang. Xin hỏi BS có phải tôi bị viêm tiết niệu không? Tôi chỉ uống các loại thảo dược để lợi tiểu và chống viêm có được không?

Bác sĩ Nguyễn Thế Lương - PGĐ BV Thận Hà Nội BS. Nguyễn Thế Lương

Theo như bạn nói, nghĩ nhiều đến nhiễm khuẩn tiết niệu, để chính xác hơn bạn cần đi thăm khám để có phương pháp xét nghiệm chính xác.

Có những người có sở thích tự sướng, tự sướng dày đặc liên tục mà bàn tay không sạch sẽ gây trầy xước nhiễm khuẩn đường sinh dục từ bàn tay.  

Bạn chưa đi khám, làm xét nghiệm được thì có thể uống các thảo dược để lợi tiểu, người bệnh cần uống đủ lượng nước phù hợp với cơ thể (40ml nước/ kg cân nặng để thanh thải các chất độc ra.


Nguyễn Tuấn Anh Tuan_Anh**@gmail.com • 16:29 31/12/2021

Địa chỉ: Hà Nội – Bố tôi 82 tuổi, từng phải điều trị nhiễm khuẩn bàng quang cách đây 2 năm. Tuy nhiên gần đây ông bị bí tiểu, thường tiểu són, tiểu buốt, như vậy có phải viêm đường tiết niệu, nên làm gì để giúp bố tôi cải thiện tình trạng này?

Bác sĩ Nguyễn Thế Lương - PGĐ BV Thận Hà Nội BS. Nguyễn Thế Lương

Bố bạn 82 tuổi cũng có thể bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Khi bị tăng sinh tuyến tiền liệt thường có 2 hội chứng tồn dư và kích thích. Nên đưa ông đi khám để được chẩn đoán chính xác là tăng sinh tuyến tiền liệt hay viêm đường tiết niệu.


Mong rằng những giải đáp từ chuyên gia đã gíup bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm đường tiết niệu, cũng như nhận biết dấu hiệu sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời giúp bảo vệ sức khỏe, phòng viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu. Để được tư vấn Miễn Phí về các bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, vui lòng liên hệ Hotline: 0818322525.

Share

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

top