Viêm đường tiết niệu có đang khiến bạn lo lắng?

Viêm đường tiết niệu đã làm cuộc sống của chúng ta bớt thoải mái, có nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề :” liệu nó có ảnh hưởng đến tính mạng không?”

1. Viêm đường tiết niệu là gì?

Tổng quan về đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn gây ra, thường gặp nhất là E.coli. Bệnh lý này thường gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên tỉ lệ nữ mắc phải cao hơn nam giới. Sự viêm nhiễm này không ảnh hưởng quá nghiêm trọng, nhưng nó gây tình trạng đau rát, khó chịu dai dẳng. Điều đó, khiến tâm trí chúng ta không thoải mái, nhiều người còn tự đặt ra câu hỏi : “ Liệu nó có ảnh hưởng đến tính mạng?”

2. Viêm đường tiết niệu có những dấu hiệu gì cần lưu ý?

Triệu chứng thường gặp ở người mắc viêm đường tiết niệu

Nếu như bạn đang gặp phải một trong những dấu hiệu sau, cần lưu ý đến đường tiết niệu.

  • Đi tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày, đau tức khi đi tiểu, tiểu lượng ít
  • Cảm giác nóng rát, đau buốt khi đi tiểu
  • Nước tiểu có nhiều bọt, màu đục
  • Tiểu ra máu
  • Nước tiểu có mùi nặng
  • Đau lưng, đặc biệt phần hông,…
  • Phụ nữ thường khó chịu vùng bụng dưới,…

3. Viêm đường tiết niệu, để lâu sẽ gây ra biến chứng gì?

Biến chứng nghiêm trọng do viêm đường tiết niệu mà bạn nên biết.

Viêm đường tiết niệu kéo dài có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, lúc này việc điều trị càng khó khăn hơn. Điển hình là:

Tổn thương đường tiết niệu khi bệnh phát triển mãn tính:

Tổn thương niêm mạc đường tiết nặng nề, có kèm chảy máu, chảy mủ.

Ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản:

Viêm đường tiết niệu có nguy cơ vô sinh rất cao. Bởi vì vị trí nhiễm khuẩn rất gần với cơ quan sinh dục, vi khuẩn để lan ra các vị trí xung quanh, gây tắt vòi trứng ở phụ nữ và gây ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Gây suy thận:

Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn có thể lội ngược dòng, gây tổn thương tổ chức, có biến chứng dẫn đến suy thận.

Nhiễm trùng thận:

Vi khuẩn gây tổn thương hệ thống thận, ngoài ra nó còn làm các ổ viêm nghiêm trọng hơn tại vị trí có hình thành sỏi thận.

Nhiễm trùng máu:

Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất, khi nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần, vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé:

Phụ nữ mang thai nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tình trạng phát triển của em bé. Nguy hiểm nhất là chết lưu, sinh non, nhiễm trùng nước ối, gây dị tật,….

Làm hẹp niệu đạo:

Thường gặp ở nam giới, hẹp đường tiểu kèm triệu chứng viêm gây tiểu buốt, tiểu rát.


4. Các biện pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Xét nghiệm nước tiểu hay gặp trong viêm đường tiết niệu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: lấy mẫu nước tiểu nhằm phát hiện các tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn. Lưu ý, chỉ lấy nước tiểu giữa dòng
  • Xét nghiệm cấy vi khuẩn: xét nghiệm này được thực hiện ở phòng xét nghiệm sẽ cho biết loại vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm và từ đó, bác sĩ lựa chọn loại thuốc hiệu quả nhất.
  • Nội soi bàng quang:  Nếu tình trạng viêm tái phát, có thể thực hiện nội soi bàng quang bằng cách sử dụng một ống sonde dài, mỏng có máy quay ở phía đầu để xem bên trong đường tiểu và bàng quang của người bệnh.

5. Bị viêm đường tiết niệu, nên làm gì?

Hãy quan tâm đến đường tiết niệu của bạn.

Dựa vào trình trạng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ lựa chọn thời gian điều trị và thuốc điều trị phù hợp với người bệnh như:

  • Đối với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê sản phẩm Urolesan kết hợp  kháng sinh để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Uống nhiều nước. Nước giúp làm loãng nước tiểu và đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
  • Tránh đồ uống có thể gây kích thích bàng quang, tránh cà phê, rượu và nước ngọt cho đến khi nhiễm trùng của bạn đã hết. Do các tác nhân này có thể gây kích thích bàng quang và có xu hướng làm tăng thêm số lần đi tiểu hoặc đột ngột muốn đi tiểu.
  • Sử dụng phương pháp chườm, người bệnh có thể sử dụng túi chườm nước ấm áp vào bụng để giảm đau, giãn cơ và giảm khó chịu.

Để có được đường niệu khỏe mạnh, điều bạn cần là thay đổi lối sống lành mạnh, uống đủ nước. Ghi lại các triệu chứng thường gặp khi mắc viêm đường tiết niệu, để phát hiện và điều trị nhanh chóng.

Thường xuyên theo dõi các bài viết trên Website Urolesan.vn để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về tình trạng bệnh lý cũng như về thông tin sản phẩm.

Gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0888 31 2525 nếu bạn đang rất cần.

Hãy quan tâm sức khỏe của bạn và những người thân yêu.

Share

1 comment

  1. 27/02/2022 at 1:21 chiều
    Hoàng

    Bài hay quá, mình bị viêm đường tiết niệu nhẹ thì mua Urolesan ở đâu được bạn. Nhà thuốc nào ở Hà Nội có sản phẩm ạ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

top