Vì sao sỏi thận lại gây đau?

sỏi thận

Đối với sỏi thận, người bệnh chủ yếu phải chịu các cơn đau buốt, đau nhói. Vậy tại sao sỏi thận lại gây ra cảm giác đau đớn như thế? Và có những biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng này? 

1. Nguyên nhân gây đau sỏi thận

Đau là cảm giác khó chịu, xuất hiện do tổn thương các mô tế bào. Đau để báo hiệu rằng cơ thể đang xuất hiện các bất thường. Các cơn đau có thể là đau buốt, đau quặn, âm ỉ hoặc từng cơn. 

Đối với sỏi thận, người bệnh chủ yếu phải chịu các cơn đau buốt, đau nhói. Vậy tại sao sỏi thận lại gây ra cảm giác đau đớn như thế? Và có những biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng này?  

Nguyên nhân gây đau sỏi thận

Sỏi thận có nhiều hình dạng, kích cỡ, cấu trúc và màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ (hoặc rất nhỏ) có khả năng đào thải ra ngoài qua nước tiểu, nhờ quá trình bài tiết. Tuy nhiên, đối với những viên sỏi to hơn, rất khó để tống chúng ra ngoài. Khi sỏi di chuyển sẽ cọ xát vào viêm mạc đường tiểu, từ đó gây đau, thậm chí tiểu ra máu. 

Trên thực tế, cơn đau có thể tăng lên khi sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản. Khi tinh thể sỏi xuống niệu quản, gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ niệu quản. Sau đó, thận không thể bài tiết nước tiểu như bình thường, áp lực dồn lên bên trong thận. Lúc này các dây thần kinh thận và khu vực xung quanh phải chịu các cơn đau do sỏi gây ra. 

2. Triệu chứng của sỏi thận

Vị trí đau không cố định, mà nó thay đổi do sỏi di chuyển bên trong thận. Vì vậy, bệnh nhân thường gặp phải những đợt đau buốt, đau nhói ở một bên hoặc cả hai bên lưng (hoặc bụng). Khi sỏi di chuyển xuống niệu quản và bàng quang, đau tăng lên và sẽ thấy rõ ở phần bụng dưới (phần háng). Ngoài cảm giác đau, sỏi di chuyển cũng khiến buồn nôn hoặc nôn.

Bệnh nhân thường gặp phải những đợt đau buốt, đau nhói

Tiểu tiện đau, rát, chảy máu (nước tiểu màu hồng hoặc nâu do máu), nước tiểu có mùi. Cùng với đó là sốt, ớn lạnh,… là những triệu chứng phổ biến xảy ra do nhiễm trùng đường niệu.

3. Phòng tránh

Một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ phát triển sỏi thận, bằng cách uống đủ nước mỗi ngày. Uống ít nước có thể khiến các chất cặn tích tụ, lắng và phát triển thành các tính thể nhỏ, cứng hay còn gọi là sỏi. Bổ sung nhiều nước mỗi ngày là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn hình thành sỏi thận nói riêng, cũng như sỏi tiết niệu nói chung.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao oxalate, chẳng hạn như củ cải đường, đậu phộng và rau chân vịt. Điều này giúp giảm nguy cơ hình thành loại sỏi phổ biến: sỏi calcium oxalate. 

Bên cạnh đó, sỏi axit uric là một loại sỏi có thể ngăn ngừa bằng cách giảm mức tiêu thụ protein từ đồng vật, do chúng có chứa thành phần purine. Purine có trong thịt đỏ và động vật có vỏ cứng. Khi cơ thể nạp quá nhiều các loại thực phẩm này, sẽ khiến nồng độ axit trong nước tiểu tăng lên, tạo cơ hội hình thành sỏi acid uric. 

Đối với bất kỳ chế độ ăn uống nào, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế hoặc bác sĩ dinh dưỡng, trước khi thay đổi chế độ ăn. 

4. Điều trị

May mắn thay, những bệnh nhân bị sỏi thận có thể loại bỏ bằng thuốc, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc phẫu thuật. 

Hiện nay trên thị trường có không ít sản phẩm hỗ trợ điều trị sỏi thận. Tuy nhiên bạn cần tham khảo kỹ từ thành phần, công dụng cho đến xuất xứ sản phẩm, để đạt được hiệu quả điều trị, đồng thời tránh được các tác dụng không mong muốn. 

Tìm hiểu thêm: Sỏi thận và những điều cần biết

Share

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

top